Dinh dưỡng cho người bị tăng Triglyceride
06-06-2024
Triglyceride là một loại chất béo được tạo ra trong quá trình chuyển hóa lipid, chất này có thể được tìm thấy chủ yếu ở cơ thể người và mỡ động vật. Dù là một nguồn năng lượng không thể thiếu cho cơ thể, triglyceride khi được sản xuất dư thừa sẽ tích tụ ở các tế bào gan và mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy cách làm giảm triglyceride trong máu là gì và ăn gì để giảm triglyceride trong máu?
1. Tổng quan về tác dụng của triglyceride
Triglyceride được tạo ra từ việc phân tách và chuyển hóa lipid. Lipid khi được phân tách bao gồm acid acetic và glycerol, trong đó acid acetic sẽ tạo thành CO2 và H2O, còn glycerol sẽ chuyển hóa thành glucoz hoặc được dùng để tạo ra triglyceride mới.
Triglyceride được tạo ra từ việc phân tách và chuyển hóa lipid. Lipid khi được phân tách bao gồm acid acetic và glycerol, trong đó acid acetic sẽ tạo thành CO2 và H2O, còn glycerol sẽ chuyển hóa thành glucoz hoặc được dùng để tạo ra triglyceride mới.
Khi triglyceride được đưa vào cơ thể, chúng chứa 3 loại axit béo và được phân tách, chuyển hóa, kết hợp với cholesterol ở phần ruột non, tạo ra năng lượng cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động. Vì lượng triglyceride dư thừa vẫn sẽ được chuyển hóa, năng lượng này nếu không được cơ thể tiêu thụ hoàn toàn sẽ tích tụ chủ yếu ở gan và máu, dẫn đến mỡ trong máu, có khả năng gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư,...
Nói tóm lại, dù là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể, nếu nồng độ triglyceride quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp giảm triglyceride máu trong lượng dinh dưỡng tiêu thụ hằng ngày và một số thói quen sinh hoạt.
2. Nên ăn gì để giảm triglyceride trong máu?
Về cơ bản, không có loại thực phẩm nào khi tiêu thụ sẽ trực tiếp làm giảm nồng độ triglyceride. Tuy nhiên, người bệnh có thể lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường chức năng trao đổi chất, giúp cân bằng lượng mỡ trong máu.
Về cơ bản, không có loại thực phẩm nào khi tiêu thụ sẽ trực tiếp làm giảm nồng độ triglyceride. Tuy nhiên, người bệnh có thể lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường chức năng trao đổi chất, giúp cân bằng lượng mỡ trong máu.
- Nhóm lipid (chất béo): dùng dầu thực vật khi nấu nướng thay mỡ động vật, tỏi có tác dụng làm tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt) giúp đào thải mỡ máu, ăn nhiều cá có chứa chất omega - 3 có tác dụng ức chế tổng hợp VLDL (cholesterol xấu) và hỗ trợ hạ triglycerid máu.
- Nhóm protein (đạm): ăn protein từ đậu nành và các loại đậu đỗ, ăn thịt nạc và thịt da cầm bỏ da, lựa chọn các sản phẩm từ sữa có ít béo hoặc không béo
- Nhóm glucid (bột đường): ăn gạo hoặc thực phẩm nguyên hạt không xay kỹ, bánh mì đen.
- Nhóm rau quả: ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm nhiều chất xơ 25-30g/ngày, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: vitamin E, vintamin C, beta - caroten, selen.
Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình tiêu thụ triglyceride, người bệnh cần kết hợp duy trì thể lực mỗi ngày, giữ cho cơ thể hoạt động để kích hoạt quá trình trao đổi giảm triglyceride máu, hạn chế các loại thức ăn có nhiều acid béo no.
3. Những thực phẩm hạn chế dùng, có tác dụng làm tăng thêm triglyceride
Người có nồng độ triglyceride cao cần phải hạn chế tiêu thụ những thức ăn góp phần tăng thêm triglyceride hoặc hàm lượng cholesterol khiến tình trạng bệnh xấu hơn như:
Người có nồng độ triglyceride cao cần phải hạn chế tiêu thụ những thức ăn góp phần tăng thêm triglyceride hoặc hàm lượng cholesterol khiến tình trạng bệnh xấu hơn như:
- Thức ăn động vật nhiều mỡ, thức ăn có hàm lượng cholesterol xấu cao, các thực phẩm có chứa trans-fat như đồ ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, pizza,... ); đồ ăn chế biến sẵn (mì ăn liền, snack,...) và các loại bánh ngọt.
- Hạn chế tiêu thụ đường, đồ uống hay các loại bánh kẹo ngọt
- Thức ăn có chứa nhiều sodium (muối)
- Thức ăn có chứa tinh bột như bánh mì trắng, gạo xát quá trắng, mì miến,...
- Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá, rượu bia.
Thông tin khác
- » Chế độ dinh dưỡng cho người làm việc nặng (31.05.2024)
- » 9 loại đậu tốt cho sức khỏe mà bạn có thể ăn (27.05.2024)
- » Các loại hạt chống ung thư (16.05.2024)
- » Thuốc trị ho đơn giản theo cách dân gian (15.05.2024)
- » Công dụng chữa bệnh của củ hành tây (14.05.2024)
- » Nên ăn gì để đào thải acid uric? (16.04.2024)
- » Gạo lứt rang nấu nước uống có tác dụng gì? (10.04.2024)
- » Hài Hòa Giữa Duyên Dáng và Di Sản Văn Hóa: Khám Phá Trà Sen Tinh Xảo Từ Tỉnh Đồng Tháp (15.11.2023)